Nam Viet Xanh group
Trang chủ
Giới thiệu
Dịch vụ
Khách hàng
Tin tức
Liên hệ
 
Vi phạm quy định về BVMT trong chăn nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

(TN&MT) - Thời gian gần đây, các cơ quan thông tấn liên tục phản ánh tình trạng người dân chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng không chấp hành các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường. Hoạt động xả thải của các trang trại chăn nuôi này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và môi trường xung quanh.

Ví như, trên báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường ngày 24/2/2016, người dân thôn Thanh Hòa, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) phản ánh, bà con nơi đây đã và đang phải sống chung với ô nhiễm từ những hộ dân nuôi nhốt gia súc trong khu dân cư. Hàng chục con bò, lợn mỗi ngày thải ra một lượng lớn chất thải, phả mùi hôi thối ám ảnh từng bữa cơm, giấc ngủ của người dân. Trong khi đó, báo Khánh Hòa online ngày 23/2/2016 cho biết, đã nhiều năm nay, các hộ ở thôn Tân Lập, xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) phải chịu cảnh môi trường ô nhiễm do một trại nuôi heo ở địa phương….


Hộ chăn nuôi gia súc cần chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường


Để hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm trên, báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường xin đưa ra một số phân tích pháp lý cụ thể về các quy định bảo đảm môi trường chăn nuôi; hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về môi trường chăn nuôi.

Theo đó, hộ chăn nuôi phải đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 68 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau: Thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý, thải bỏ chất thải rắn theo quy định của pháp luật; Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải theo quy định của pháp luật; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động; Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ môi trường.

Như vậy, hộ kinh doanh chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt, hộ kinh doanh chăn nuôi lợn phải xử lý chất thải. Nếu họ không đảm bảo những yêu cầu trên mà gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước.
Nếu hành vi vi phạm của hộ gia đình kinh doanh chăn nuôi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.

Cụ thể: Về hình thức xử phạt chính, mức xử phạt
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: Cảnh cáo; Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, nếu hộ gia đình này bị xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường thì hoặc là bị cảnh cáo nếu trong trường hợp vi phạm lần đầu và không hành vi vi pháp pháp luật gây ô nhiễm môi trường không nghiêm trọng hoặc là sẽ bị xử phạt không quá 1.000.000.000 đồng.

Bên cạnh hình thức xử phạt chính thì hộ gia đình này cũng có thể sẽ bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hâu quả sau theo quy định tại điểm a, c và l của Khoản 3, Điều 4 Nghị định 179/2013/NĐ-CP, gồm: Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

Đặc biệt, hành vi vi phạm pháp luật của hộ gia đình chăn nuôi có thể bị truy cứu trác nhiệm hình sự nếu như trước đó chủ cơ sở kinh doanh chăn nuôi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về gây ô nhiễm môi trường.
Báo TN&MT


Bình Phước: Trại nuôi lợn của ông Đào Huy Quyền gây ô nhiễm giữa khu dân cư
Xử phạt 3 cơ sở gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi gần 4 tỷ đồng
Phạt Cty TNHH Daeyang Hà Nội hơn 200 triệu đồng
Bắt tại trận công ty Cá Vàng xả thải ra sông Cỏ May
1
 

Website chúng tôi đang trong quá trình cập nhật thông tin.

Cảm ơn Quý khách đã ghé thăm!

  Skype : Skype
  Yahoo :
  Zalo :  
  Viber :  
  : 0901.958.999
  : 0913.415.490

1) Công ty phát triển hạ tầng KCN Phú Thọ : Xử lý nước thải tại KCN Thụy Vân/Phú Thọ với lưu lượng nước thải trên 3.000 m 3 /ngày đêm. Nước thải tại KCN Thụy Vân luôn đạt và vượt cột B theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp ( QCVN 40:2011/BTNMT).

2) Nhà máy chế biến cao su thuộc công ty TNHH MTV cao su Krông Buk/ Đắc Lắc . Công suất nước thải 500 m 3 /ngày đêm.

3) Nhà máy chế biến cà phê quả tươi thuộc công ty TNHH MTV cao su Krông Buk . Công suất nước thải 550 m 3 /ngày đêm với công suất khoảng 10.000-12.000 tấn quả/vụ. Chế phẩm vi sinh đã phân giải hoàn toàn các loại cặn bã có trong nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột B của QCVN 40:2011/BTNMT.

4) Công ty CP giấy Giấy Lam Sơn Thanh Hóa chuyên sản xuất bao bì công nghiệp với công suất 10.000 tấn/năm

5) Công ty CP giấy Mục sơn Thanh Hóa Lưu lượng nước xả thải trên 200 m 3 /ngày đêm.


6) Nhà máy cồn Xuân Lộc -Tổng công ty mía đường 2 với lưu lượng xả thải 180m 3 /ngày đêm.

7) Công ty TNHH MTV nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm/ Đồng Nai với công suất xả thải 3.500m 3 /ngày bảo đảm đạt tiêu chuẩn nước thải loại B theo quy định của nhà nước


8) Công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate & Lyle với công suất 80.000-100.000 tấn/năm. Lưu lượng nước thải khoảng 2.000m 3 /ngày đêm.


9) Công ty TNHH mía đường Sơn La với công suất xả thải khoảng 2.500m 3 /ngày đêm.

10) Nhà máy chế biến tinh bột sắn Vedan Hà Tĩnh với công suất thiết kế 400 tấn củ tươi/ngày, lưu lượng xả thải trên 2.500 m 3 /ngày đêm.


11) Công ty TNHH Seshine Việt Nam/Phú Thọ : Xử lý nước thải sinh hoạt cho khoảng 4.000 công nhân

Xem tiếp tại đây-->

Cung cấp thiết bị, thi công và xử lý hệ thống nước thải trang trại chăn nuôi heo tại Lào. Thuộc:
CÔNG TY TNHH BMC LÀO-VIÊNG
Trụ sở chính: bản Viêng-khăm/huyện Xỉ-khột Ta-bong/ thủ đô Viêng-chăn/Lào. Trang trại này do tập đoàn CP Thái Lan cung cấp con giống và thức ăn. Hiện đang nuôi 2.000 con. Dự kiến nuôi 5.000 con.
 
 
 
  Công ty cổ phần công nghệ môi trường Nam Việt Xanh
Địa chỉ: 36 Chu Mạnh Trinh - TP. Đà Nẵng
Email : dungmp@namvietxanhgroup.com
Hotline:
0901.958.999 Mr. Dũng
0989.006.422 Mr. Tú